Giới thiệu
Vải thiều Thanh Hà nổi tiếng ở huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương. Và sau được nhân giống trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước như huyện Chí Linh ( Hải Dương), Đông Triều ( Quảng Ninh), Lục Ngạn ( Bắc Giang). Vải thiều Thanh Hà đã được ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà, Sở khoa học Công nghệ Hải Dương tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này lên Cục Sở hữu trí tuệ.
Mùa vải thiều bắt đầu từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 hàng năm
Đặc Điểm
Vải thiều có dạng quả hơi tròn. Chiều cao quả 3,3 – 3,4 cm, chiều rộng quả 3,4 – 3,5 cm, tỷ lệ cao quả/ rộng quả 0,94 – 0,98. Vải thiều quả nhỏ, vỏ sần, khi chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Quả nặng 18 – 20g, tỷ lệ cùi 72 – 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. Hạt vải thiều gần như bị triệt tiêu, xun lại chứ không thành hạt như vải bình thường. Vải thiều cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị chua, chát, cứ ngọt dần, ngọt dần…
Tác dụng của vải thiều
Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư
Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
Giúp máu tuần hoàn:
Cùi vải thiều có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Tác dụng giảm đau:
Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6 gam dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8 gam với rượu.
Chữa đau bụng:
Vải thiều là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Chữa đau răng:
Dùng múi vải thiều giã nát với ô mai tạo thành cao, sau đó đắp lên vùng đau, hoặc giã nát múi vải, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Bảo quản và sử dụng
- Vải ngon nhất là khi vừa chín tới, vì vậy sau khi mua về không nên để quá lâu, vỏ vải sẽ khô nứt, nước bên trong chảy ra, phản ứng với không khí lên men chua sẽ mất ngon và hư.
- Muốn bảo quản vải thiều tươi qua ngày. Cách tốt nhất là rửa sạch, để ráo và bọc trong một lớp giấy mềm. Sau đó bọc kín trong túi nilon và bảo quản trong tủ lạnh. Bằng cách này bạn có thể trữ vải thiều trong một tuần. Khi rửa vải thiều nên chú ý kiểm tra, loại bỏ những quả bị sâu, hư, chảy nước để không làm ảnh hưởng đến những quả khác.
- Nếu không có tủ lạnh bạn nên chọn nơi thoáng mát để bảo quản. Tuy nhiên, vải thiều để bên ngoài sẽ dễ bị khô. Làm giảm đáng kể lượng nước và vị ngon của vải. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vải vào túi zip và bảo quản trong tủ đông cũng được.
- Một lưu ý nữa là vỏ quả vải thiều thường chứa nhiều vi khuẩn gây buồn nôn và đau bụng. Vì vậy, khi chọn vải thiều nên chọn những quả vỏ nguyên, không bị nứt, tách. Sau khi mua về nên rửa thật sạch, ngâm muối, để ráo trước khi ăn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.